Luật Đất đai năm 2024 tạo thuận lợi cho người nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số 

19/02/2025

TN&MTMột trong những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân là cho phép cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp cho cá nhân khác trong cùng đơn vị hành chính cấp tỉnh và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.

Luật Đất đai năm 2024 tạo thuận lợi cho người nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số 

Quy định về nông nghiệp, nông thôn, nông dân

Luật Đất đai năm 2024 đã mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng QSDĐ nông nghiệp theo hướng cho phép cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho QSDĐ trồng lúa trong hạn mức được giao (khoản 7 Điều 45).

Luật cũng mở rộng hạn mức nhận chuyển QSDĐ nông nghiệp của cá nhân lên không quá 15 lần so với hạn mức giao đất nông nghiệp của địa phương (Luật Đất đai năm 2013 là không quá 10 lần); (khoản 1 Điều 177).

Cho phép cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp SDĐ trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng trong hạn mức quy định tại Điều 176 của Luật khi hết thời hạn sử dụng đất, thì được tiếp tục SDĐ mà không phải làm thủ tục gia hạn (điểm a khoản 1 Điều 172).

Trường hợp có nhu cầu xác định thời hạn để thực hiện của người SDĐ thì chỉ làm thủ tục xác nhận. Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm xác nhận trên GCN.

Cho phép người SDĐ được SDĐ kết hợp đa mục đích, được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, được sử dụng một phần diện tích để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp (các Điều 178, 182 và 218).

Cho phép cá nhân SDĐ nông nghiệp được chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp trong cùng đơn vị hành chính cấp tỉnh cho cá nhân khác và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi QSDĐ và lệ phí trước bạ (Điều 47).

Luật quy định mở rộng hạn mức nhận chuyển QSDĐ nông nghiệp của cá nhân lên không quá 15 lần so với hạn mức giao đất nông nghiệp của địa phương.

Quy định người SDĐ được miễn, giảm tiền SDĐ, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; người SDĐ được miễn tiền SDĐ, tiền thuê đất thì không phải làm thủ tục miễn tiền SDĐ, tiền thuê đất, các cơ quan không phải xác định giá đất,… (khoản 3 Điều 157)

Quy định cụ thể về tập trung, tích tụ đất nông nghiệp nhằm khuyến khích tập trung, tích tụ đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng manh mún, tạo điều kiện thu hút đầu tư, ứng dụng cơ giới hóa và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp (Điều 192, 193).

Quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, cấp huyện trong việc quản lý đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường. Quỹ đất do các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương thì được xem xét, công nhận QSDĐ cho người đang sử dụng mà có nguồn gốc là đất được giao, giao khoán, khoán trắng, thuê đất, mượn của nông, lâm trường trước ngày 01/02/2015; người đang SDĐ mà có giấy tờ của nông, lâm trường quốc doanh về việc giao đất để làm nhà ở hoặc làm nhà ở kết hợp với sản xuất nông, lâm nghiệp trước ngày 01/7/2004; giao đất, cho thuê đất để thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo tại địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất; giao đất, cho thuê đất đối với cá nhân ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất,… (Điều 181).

Cho phép người SDĐ mà được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm thì được bán tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê khi có đủ điều kiện theo quy định, đồng thời Luật đã bỏ quy định điều kiện của bên mua tài sản trên đất thuê trả tiền hàng năm (khoản 3 Điều 46).

Tăng thời gian cho thuê quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích lên 10 năm (Luật Đất đai năm 2013 là không quá 5 năm) (khoản 3 Điều 179).

Cuối cùng, về chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, Luật đa dạng hình thức bồi thường bằng tiền, bằng đất có cùng mục đích sử dụng, bằng nhà ở và bằng đất khác mục đích sử dụng với đất thu hồi nếu người bị thu hồi đất có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất nhằm thể chế Nghị quyết số 18-NQ/TW, đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho người có đất thu hồi (khoản 2 Điều 91).

Đồng thời, bổ sung quy định cụ thể khu tái định cư bảo đảm các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư nơi có đất thu hồi; quy định cụ thể địa điểm bố trí tái định cư; ưu tiên lựa chọn khu đất có vị trí thuận lợi để hình thành khu tái định cư, ưu tiên tái định cư tại chỗ, đảm bảo quyền lợi cho người có đất ở thu hồi, có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ (Điều 110).

Ngoài ra, bổ sung quy định đối với cây lâu năm là loại cho thu hoạch nhiều lần mà đang trong thời kỳ thu hoạch thì mức bồi thường được tính bằng sản lượng vườn cây còn chưa thu hoạch tương ứng với số năm còn lại trong chu kỳ thu hoạch và đơn giá bồi thường nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu cây trồng, phù hợp với tình hình thực tế (khoản 2 Điều 103).

Chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Luật Đất đai năm 2024 có 7 quy định để thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ nhất, quy định chính sách hỗ trợ đất đai cho cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: giao đất ở, đất nông nghiệp lần đầu trong hạn mức và được miễn tiền SDĐ (khoản 2 Điều 16, Điều 157 Luật Đất đai).

Trường hợp đã được giao đất lần đầu mà nay không còn đất hoặc thiếu đất ở thì tiếp tục được giao đất ở lần 2 hoặc cho phép chuyển mục đích từ các loại đất khác sang đất ở và được miễn tiền SDĐ đối với diện tích đất ở trong hạn mức (khoản 3 Điều 16, Điều 157 Luật Đất đai, điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai).

Trường hợp không còn đất nông nghiệp hoặc diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng không đủ 50% diện tích đất so với hạn mức giao đất nông nghiệp của địa phương thì được giao tiếp đất nông nghiệp trong hạn mức (điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai).

Thứ hai, quy định cụ thể nội dung QHSDĐ cấp huyện, KHSDĐ hàng năm cấp huyện phải xác định diện tích các loại đất để bảo đảm chính sách hỗ trợ đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số (Điều 66 và Điều 67 Luật Đất đai).

Thứ ba, quy định dự án bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng (khoản 29 Điều 79 Luật Đất đai).

Thứ tư, quy định vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Thứ năm, Quy định trách nhiệm của UBND các cấp trong việc rà soát, lập phương án để thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (khoản 7 Điều 16; điểm c khoản 2 Điều 181 Luật Đất đai; khoản 2 Điều 8 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP).

Luật Đất đai 2024 quy định dự án bố trí đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện chính sách đất đai thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Thứ sáu, quy định Quỹ phát triển đất ứng vốn cho tổ chức được giao thực hiện chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai; điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định số 104/2024/NĐ-CP quy định về quỹ phát triển đất).

Thứ bảy, quy định kinh phí để thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, gồm cả kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; kinh phí đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận và các chi phí khác để thực hiện chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số được bố trí từ NSNN và nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Trường hợp địa phương không tự cân đối được ngân sách thì UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định (khoản 8 Điều 16 Luật Đất đai; khoản 3 Điều 8 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP).

ĐOÀN THỊ THANH MỸ
Vụ trưởng Vụ Đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 23 (Kỳ 1 tháng 12) năm 2024

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005 - 2024

Diễn đàn

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to

Thời tiết ngày 11/5: Mưa to trải dài khắp đất nước, nhiều nơi mưa trên 60mm